Thương mại điện tử (TMĐT) là việc sử dụng những phương tiện điện tử để tiến hành các hoạt động thương mại. Thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, TMĐT được xem là một công cụ hỗ trợ giúp tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch, giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống.
Lợi ích lớn nhất của TMĐT đối với các doanh nghiệp đó là giúp mở rộng thị trường, tăng doanh thu:
Với TMĐT, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp giờ đây đã không còn bị giới hạn về mặt địa lý. Bằng việc tích cực và chủ động đi tìm khách hàng, các doanh nghiệp sẽ mở rộng được mạng lưới của mình, không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong thành phố mà còn có thể bán hàng trong toàn bộ Viêt Nam hoặc các nước khác. Vì thế, chắc chắn rằng số lượng khách hàng của bạn sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến tăng doanh thu, đó là điều mà doanh nghiệp nào cũng mơ ước.
TMĐT còn giúp các doanh nghiệp vượt qua giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
Thứ hai là TMĐT giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí:
TMĐT giúp doanh nghiệp Việt mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, từ đó chi phí đầu vào cũng cạnh tranh hơn.
Bên cạnh đó, TMĐT cũng góp phần giảm chi phí tiếp thị: Chỉ với 1 website đủ thu hút, doanh nghiệp có thể đưa thông tin quảng cáo đến với hàng trăm triệu người xem từ khắp nơi trên thế giới, thúc đẩy chiến lược marketing toàn cầu, đồng nghĩa với việc giảm các chi phí cho các hoạt động quảng cáo truyền thống (như phí giấy tờ, phí chia sẻ thông tin, phí in ấn, gửi văn bản truyền thống…)
Lợi ích thứ ba của TMĐT đó là giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Với TMĐT, doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể chi phí về mặt bằng, nhân sự, trưng bày sản phẩm, phí lưu kho… vì vậy giá thành của sản phẩm cũng sẽ thấp hơn.
Việc cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá, hợp đồng… cho khách hàng nhanh gọn hơn.
Doanh nghiệp sẽ hạn chế được độ trễ trong phân phối hàng, việc mua sắm cũng thuận tiện cho khách hàng hơn vì có thể đặt mua online v.v…
Nói tóm lại, TMĐT mang lại cho doanh nghiệp các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc. Hơn nữa trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng. Nếu doanh nghiệp không xử lý yêu cầu thông tin và không có dịch vụ phân phối nhanh chóng, khách hàng không thể kiên nhẫn mà chờ đợi, trong khi đó có biết bao đối thủ cạnh tranh đang săn đón họ.
Điều này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng khả năng sáng tạo, vì khi các đối thủ cạnh tranh cũng áp dụng TMĐT, thông tin đã bão hòa thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo nhất, biết áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng.
Tóm lại, thương mại điện tử thực sự là một công cụ hỗ trợ cực kỳ hiệu quả, đồng thời cũng là cơ hội, thách thức cho cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Những người chiến thắng thường là những người đi tiên phong, do đó, doanh nghiệp Việt không thể thủng thỉnh đi dạo và quan sát người khác hành động, mà phải nhanh tay hành động ngay để dành lấy ưu thế cho mình.
> Xem thêm: