Kỹ năng làm chủ cảm xúc – Yếu tố quyết định thành công

Kỹ năng làm chủ cảm xúc thực tế hơn bạn nghĩ nhiều. Chính xác là nó sẽ gắn bó với bạn mọi nơi, mọi lúc dù bạn ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.

Nó điều khiển và đưa thứ chúng ta vẫn cho là vô quy tắc – cảm xúc – vào đúng quy tắc. Nhiều người cho rằng IQ là quan trọng nhất hay lý trí thống trị tất cả, song điều đó không đúng. Họ quên rằng một quyết định mà lý trí đưa ra đều dựa theo mong muốn của cảm xúc. Và chẳng có ai làm trái với mong muốn của bản thân được lâu dài, cũng chẳng có ai thoải mái với điều đó.

Cảm xúc là “một ông vua”!

Trên thực tế, cảm xúc chính là “một ông vua”. Nó quyết định và điều khiển cả một ngày dài của bạn. Chắc hẳn rất nhiều lúc bạn vừa vui rồi tự nhiên thấy thật buồn. Buồn mà “không biết vì sao tôi buồn”. Sau đấy tìm đến những bản nhạc ủ dột, vứt hết mọi công việc trong dự định chỉ để: Ngồi đó và không làm gì! Lúc này chính bạn đang làm “nô lệ” của cảm xúc mà bạn không biết.

Trong kinh doanh, cảm xúc cũng vẫn là một ông vua! Theo một nghiên cứu, chỉ số cảm xúc EQ quyết định tới 75% sự thành công chứ không phải IQ. Một người EQ cao phù hợp làm nhà lãnh đạo, trong khi một người IQ cao chỉ phù hợp làm một nhân viên giỏi.

Kỹ năng quản lí cảm xúc có quan trọng không
Cảm xúc mới là vua, điều khiển mọi hoạt động chứ không phải lí trí

Như vậy, kiểm soát cảm xúc chính là ngự trị một “ông vua”. Bạn sẽ hoàn toàn làm chủ suy nghĩ, tâm trạng và hành động của mình. Nhưng làm sao để làm được điều này? Bạn cần thực hiện 3 điều sau.

1. Kiểm soát bằng suy nghĩ

Kiểm soát cảm xúc là loại bỏ cảm xúc tiêu cực và gia tăng cảm xúc tích cực. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc chính là làm sao để nắm được cách thực hiện hai điều trên. Vì vậy trước hết bạn cần điều khiển từ suy nghĩ của mình.

Suy nghĩ là yếu tố đầu tiên thay đổi cảm xúc của chúng ta. Suy nghĩ tiêu cực sẽ làm tâm trạng tệ đi nhưng khi đối diện với một vấn đề, nếu bạn không biết điều khiển suy nghĩ đúng cách, bạn sẽ mắc những sai lầm lớn hơn.

Loại bỏ suy nghĩ đổ lỗi

Khi gặp một vấn đề không mong muốn, con người thường có xu hướng đổ lỗi để gạt bỏ vấn đề. Tôi tin chính bạn và những người đang đọc bài viết này đều đã hoặc đang mắc lỗi này.

Thay vì nhìn nhận đúng sự việc và rút kinh nghiệm thì bạn lại chỉ đổ lỗi cho người khác bằng những câu như “Anh ta làm tôi buồn, tôi không thể làm được gì cả”, “Chuyện đó xảy ra làm tôi không còn tâm trạng làm việc nữa” hay “Sếp không biết cách động viên tôi đúng lúc”.

Tất cả những điều này sẽ thực sự không quá tệ nếu nó có tác dụng cho tâm trạng của bạn. Nhưng trên thực tế, điều này chỉ làm bạn thấy tệ hơn vì vấn đề vẫn còn đó. Bằng chứng là sau khi bạn đổ lỗi, bạn vẫn cảm thấy bực bội, buồn phiền, đúng không?

Không bào chữa và trách móc

Nếu như không đổ lỗi thì chính là bào chữa và trách móc. Bạn có thể nhận lỗi là do mình nhưng lại luôn có từ “tại” ở đằng sau. “Không nộp bài tại nhà mất mạng”, “Đến muộn tại trời mưa”,….Và cũng như đổ lỗi do người khác, đổ lỗi do hoàn cảnh cũng không làm bạn khá hơn. Nó vẫn làm cảm xúc của bạn thật tệ, bực bội và khó chịu.

Ngừng thói quen than vãn

Một suy nghĩ cũng rất hay kéo đến chính là than vãn. Bạn đang vui nhưng vẫn than chán? Không có chuyện tệ hại nào xảy ra nhưng bạn vẫn kêu buồn. Và gần như lúc nào bạn cũng có chuyện để than, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.

Não bạn cũng hoạt động theo thói quen dựa vào những nơ-ron quen thuộc. Khi bạn cứ than vãn quá nhiều, tiêu cực quá nhiều, não cũng sẽ chạy theo chỉ số nơ-ron “lối mòn” . Điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ có tác động ngược và gây hại cho não. Vì vậy hãy ngừng than vãn ngay bây giờ và học lối sống tích cực.

2. Kiểm soát bằng hoạt động

Sau kiểm soát bằng suy nghĩ chính là kiểm soát bằng hành động. Mặc dù khi gặp chuyện không vui, không ai làm bất cứ chuyện gì và để mặc cho thời gian trôi đi, công việc mới đang đến. Khi tiêu cực, không chỉ trí tuệ bạn mệt mỏi, cơ thể cũng cần được xả mệt.

Hãy đứng dậy và làm một số gợi ý sau.

  • Hít thở sâu: hít thật nhiều không khí vào bằng mũi và thở từ từ ra bằng miệng. Khi nạp thật nhiều không khí vào cơ thể, bạn sẽ thấy thoải mái và tỉnh táo hơn rất nhiều.
  • Tập thể dục: không cần bạn phải tập tạ hay cardio, hiit cường độ cao. Tập thể dục lúc này là để tâm trạng bạn tốt hơn. Vì vậy chỉ cần tập những môn nhẹ nhàng, khoảng 15 phút là đủ. Khi cơ thể được hoạt động và điều hòa sẽ có cảm giác sảng khoái từ đó tạo những cảm xúc tốt cho não. Hoặc bạn có thể làm những công việc quen thuộc – những công việc đơn giản không cần suy nghĩ để làm.
  • Nói những lời tích cực: lúc này thay vì khó chịu và nói những lời tiêu cực với những người xung quanh, bạn có thể dành lời khen cho họ. Khen cô đồng nghiệp có bộ đồ đẹp, anh hàng xóm có kiểu tóc mới rất hợp,… Những lời khen đơn giản nhưng sẽ làm cả bạn và người được khen có những cảm xúc tốt. Dĩ nhiên bạn cần khen đúng sự thật, không thể khen một người 1m50 có chiều cao lí tưởng được.
kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì
Không thể điều khiển cảm xúc, bạn sẽ là “nô lệ” của cảm xúc

3. Kiểm soát bằng thái độ

Nếu như kiểm soát bằng suy nghĩ áp dụng trong cuộc sống hằng ngày thì kiểm soát bằng hành động và thái độ là cách để bạn vượt qua cảm xúc tiêu cực. Cũng như trong công việc, thái độ của bạn trước khó khăn mới là yếu tố quyết định.

Đối diện với cảm xúc tiêu cực

Khi gặp cảm xúc tiêu cực, đừng loại bỏ, hãy dừng lại và đối diện với nó. Sự chịu đựng của bạn giống như một chiếc chai có một lối ra vậy. Khi bạn thấy xuất hiện cảm xúc tiêu cực là lúc não đang gửi tín hiệu cho bạn để bạn xử lý vấn đề này. Vì vậy nếu bạn không đối mặt với nó mà bỏ qua, vấn đề sẽ vẫn còn đó. Đồng nghĩa là cảm xúc tiêu cực trong bạn cũng chưa được loại bỏ, vấn đề này sẽ được đặt vào trong cái chai của sự chịu đựng đó.

Hãy tưởng tượng nếu bạn cứ trốn tránh, cái chai của bạn sẽ thế nào trong thời gian dài? Nó sẽ đầy rồi quá tải, khi quá tải cũng là lúc bạn không còn điều khiển được tâm trạng của mình nữa. Những căn bệnh như trầm cảm, khép kín, mặc cảm, sợ ra ngoài cũng từ đây mà ra.

 Vì vậy hãy nghiêm túc đối diện với nó.

Thừa nhận với bản thân

Bạn có thể nói dối bất kì ai, bất kì chuyện gì, vì bất kì lí do nào nhưng bạn không thể nói dối chính bản thân mình. Nhất là khi đối mặt với những điều có thể làm bạn tổn thương thì bạn càng cần thật lòng. Hãy tự hỏi vì sao mình lại có cảm giác thật tệ này? “Người mình thích có người yêu”, “dự án mình theo đuổi nhưng người khác ký được hợp đồng”,…

Hãy thẳng thắn thừa nhận lí do. Chấp nhận nó là sự thật và “xả” hết cảm xúc của bạn ra. Khi đó, cảm xúc tiêu cực được giải quyết, vấn đề cũng được hóa giải và tâm trạng của bạn sẽ trở nên tốt hơn nhiều.

tại sao phải quản lý cảm xúc
Hãy bình tĩnh và đừng mang cảm xúc cáu gắt gieo cho những người xung quanh bạn

Mỗi ngày chúng ta đều có rất nhiều vấn đề phải đối diện, vì vậy bạn không thể không có cảm xúc tiêu cực. Quan trọng hơn chính là bạn cần đối diện với nó chứ không phải né tránh. Hãy nắm chắc kỹ năng kiểm soát cảm xúc để làm chủ chính cuộc sống của mình.