Quản trị doanh nghiệp là một vấn đề không hề đơn giản. Doanh nghiệp bạn đang đứng ở đâu trong cơ chế cạnh tranh gay gắt của thị trường? Là một người quản lý, đã có nhiều năm kinh nghiệm. Thonhat.com biết cần phải làm gì để có được những hiệu quả tối đa nhất. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn giải quyết được những câu hỏi đó.
1.Chiến lược khoa học , chi tiết
Đây là công việc đầu tiên và quan trọng đối với bất kỳ một nhà quản trị nào. Hoạch định chiến lược là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Vạch ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đó. Nếu nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết thì sẽ giống như có một “kim chỉ nam” thực hiện, như vậy doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
2.Phân chia công việc hợp lý
Con người trong doanh nghiệp mới là những nhân tố tác động mạnh mẽ và quyết định đến việc hình thành giá trị của một doanh nghiệp. Một người quản lý thông minh sẽ biết cách đầu tư cho đội ngũ nhân lực của mình một cách hiệu quả.
Kế hoạch của doanh nghiệp sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn khi người quản trị biết cách phân công. Sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi phòng ban một cách hợp lý nhất. Chính vì vậy, người quản trị cần phải nắm được cụ thể thời gian làm việc, năng lực, trình độ của mỗi nhân viên và khối lượng công việc mà họ đang đảm nhiệm. Có thế, quá trình sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên mới đạt được hiệu quả.
4.Kiểm soát tốt dòng tiền
Kiểm soát lượng hàng hóa bán ra tăng hay giảm để phân tích được nguyên nhân. Sau đó đề ra phương án kịp thời để điều tiết. Đẩy quá trình bán hàng nếu xu hướng đó là tăng, và thay đổi phương án. Đồng thời xem xét quá trình bán hàng nếu như xu hướng đó là giảm.
- Theo dõi các khoản nợ phải thu để giúp người quản trị biết được khoản tồn đọng. Số lượng khoản nợ có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp hay không.
- Kiểm soát tốt hàng tồn kho để giảm chi phí vận hành, chi phí tồn trữ hàng. Tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp.
- Kiểm soát năng suất làm việc của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận để đưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật.Phát triển tài năng của người lao động.
5.Tạo động lực làm việc cho nhân viên
Công việc quản lý vốn chưa bao giờ dễ dàng. Bởi cá tính mỗi người khác nhau, việc tạo động lực làm việc, động lực phát triển cho một tập thể cũng không hề dễ dàng. Là một người quản lý thông minh, bạn phải biết cách làm sao cho đội ngũ nhân viên có thể tự lực, có ý thức làm việc, ý thức cống hiến vì sự phát triển chung. Những quy tắc, luật lệ thép chưa hẳn đã mang lại hiệu quả tốt. Hãy khiến cho công việc trở thành một thói quen, một niềm đam mê, một sở thích đặc biệt của mỗi cá nhân.
Hãy khiến cho họ nhận thấy được rằng công việc đó thực sự có ích. Thực sự mang lại ý nghĩa cho bản thân họ. Hãy khiến cho thời gian làm việc của họ không phải là quãng thời gian tra tấn của họ. Hãy khiến họ thực sự đam mê và có được niềm vui trong quá trình làm việc. Đó là điều cần thiết để mỗi cá nhân thực sự cống hiến mà không bị ép buộc.