Khách hàng mục tiêu là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp. Tại sao lại nói như vậy ? Hãy cùng tìm câu lời trong bài viết dưới đây :
1.Khái niệm khách hàng mục tiêu ?
Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. Nhóm khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Và quan trọng nhất là có khả năng chi trả cho những sản phẩm, dịch vụ ấy.
Theo một định nghĩa khác trên Wikipedia, khách hàng mục tiêu là “a group of customers a business has decided to aim its marketing efforts and ultimately its merchandise towards” . Dịch là một nhóm khách hàng mà doanh nghiệp quyết định hướng tới cho tất cả các hoạt động marketing cũng như việc bán sản phẩm hay dịch vụ.
Trong phần khái niệm cũng cần phân biệt khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu.
2.Lợi ích của khách hàng mục tiêu ?
Lợi ích đó sẽ giúp doanh nghiệp hay công ty trả lời được các câu hỏi :
-Khả năng mua hàng của khách hàng ?
-Nhu cầu của khách hàng như thế nào?
-Lợi nhuận tối đa mà khách hàng mang lại là bao nhiêu ?
-Mức độ doanh thu, lãi suất và tăng trưởng là bao nhiêu?
Bên canh đó, nó còn giúp công ty phân tích đúng chuẩn và định hướng các chiến lược kinh doanh hiện tại.
3.Cách xác định khách hàng mục tiêu.
Phân tích khách hàng mục tiêu, nói cách khác chính là vẽ lên bức chân dung rõ nét của họ. Họ là ai? Họ nhìn như thế nào? Họ có sở thích gì?…Phân loại khách hàng là bước đầu tiên của việc phân tích khách hàng mục tiêu. Chúng ta có thể dựa vào 4 tiêu chí sau :
-Thứ nhất : Các đặc điểm cá nhân của khách hàng. Như độ tuổi, đặc điểm thể chất, giới tính, mức thu nhập, sở thích.
-Thứ nhất : vị trí công việc của khách hàng mục tiêu. Như khách hàng đang là chủ doanh nghiệp hay nhân viên, quản lý…Điều này xác định được khả năng hợp tác của khách hàng với doanh nghiệp.
-Thứ ba: phân bố địa lý : khu vực sinh sống của khách hàng.
4.Chiến lược Marketing nhắm đúng khách hàng mục tiêu
Sau khi mô tả được đặc điểm chân dung khách hàng. Để ước tính được quy mô thực tế của thị trường đã lựa chọn, bạn phải lượng hóa hoặc phân loại khách hàng nhằm xác định xem ai là người chắc chắn sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình định lượng này nhằm xác định số lượng những khách hàng triển vọng có lý do mua hàng thực sự. Dưới đây là một số câu hỏi cần đặt ra :
- Khách hàng nhận được cái gì? Câu trả lời được rút ra từ tiệc phân tích ứng dụng và lợi ích sản phẩm/dịch vụ của bạn đối với khách hàng.
- Việc mua sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu? Bạn cần đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
- Có thể xác định được phần thu hồi từ việc đầu tư mua sản phẩm/dịch vụ được không?
- Người mua có nhiều lý do để mua không? Và lý do nào là quan trọng nhất? Bạn cần phải hiểu khách hàng mục tiêu và hướng quá trình marketing bán hàng vào lý do mua hàng quan trọng nhất.
- Có những cản trở cụ thể mà người mua phải vượt qua để mua sản phẩm hoặc dịch vụ không? Nếu có, nó sẽ được giải quyết như thế nào? Nhân tố này thường liên quan đến: các sản phẩm hoặc ý tưởng hoàn toàn mới, các công ty mới, các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài, các kiểu dáng khác lạ… Đây cũng có thể là chi phí trước mắt. Phải chuẩn bị để chống trả những cản trở cho việc bán hàng bằng cách biết trước những rào cản phức tạp có thể xảy ra.
- Hiện nay khách hàng mục tiêu đang làm gì khi chưa sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn? Đây chính là một đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp phải vượt qua dù là trên thực tế hay về mặt lý thuyết.
Bên cạnh đó bạn phải lắng nghe khách hàng để có sự kết nối lâu dài.
Khách hàng mục tiêu trong marketing quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Bởi chỉ khi xác định đúng khách hàng mục tiêu bạn mới có thể phân bổ nguồn lực vốn dĩ hữu hạn của doanh nghiệp để tính toán làm sao thu về lợi nhuận nhiều nhất mà không lãng phí ngân sách marketing.
Tin tức thêm : https://mco.edu.vn/nhung-y-tuong-kinh-doanh-batnguon-tu-dau/