Sales luôn được coi là “nghề mặc định sau cùng” nghĩa là phần lớn mọi người tìm đến nghề này vì đó là giải pháp cuối khi không thể xin được công việc nào khác. Đây cũng là nghề có tỷ lệ “ra – vào” rất cao, mà một trong những lý do chính xuất phát từ những cách nghĩ không đúng về nghề sale. Những hiểu nhầm đó đã ăn sâu, thâm căn cố đế và thậm chí truyền từ người có trải nghiệm trước cho người mới vào sau.
Mọi người thường nghĩ rằng chỉ những người “mồm mép” mới thành công được với nghề Sales, nhưng thực tế đó là một quan niệm sai lầm. Mặc dù không thể phủ nhận những người có tài năng ăn nói luôn là một lợi thế lớn trong việc gặp mặt khách hàng. Nhưng giờ đây, chỉ giỏi ăn nói là chưa đủ đối với một nhân viên sales vì không phải ai cũng thích nghe người khác nói nhiều và đôi khi nó còn khiến câu chuyện trở nên thiếu trung thực, thiếu sự quan tâm và thiếu thiện chí. Có những nhân viên bán hàng không có tài năng ăn nói nhưng thích lắng nghe lại có doanh số bán hàng cao hơn so với một người “nói hết phần người khác”. Thứ hai, họ nghĩ rằng sales là nghề thăng trầm bất định, không có tương lai và khó thăng tiến. Quan niệm này ở một góc độ nào đó là đúng khi tính ‘ra – vào” của nghề này luôn nằm trong top đầu. Tuy nhiên, công việc nào cũng vậy, nếu ngay từ đầu mình đã muốn nhảy việc thì chắc chắn sẽ không thể gắn bó với một nghề lâu dài. Với nghề sales, khi nhân viên bán hàng biết tuân thủ một quy trình làm việc hợp lý, biết sắp xếp tuyến bán hàng, khai thác số liệu kinh doanh thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Sự thăng trầm chỉ xuất hiện khi bạn không có mục tiêu, không có con đường đi đúng đắn. Và nếu bạn nghĩ làm sales không có tương lai thì thực tế lại chứng minh rằng điều đó là hoàn toàn sai lầm và cổ hủ vì gần 80% các nhà lãnh đạo, quản lý đều xuất phát từ nhân viên bán hàng và một điều ít ai biết là khi công ty gặp khó khăn thì giám đốc hay tìm tới những người làm sales kỳ cực hoặc quản lý của họ để hỏi ý kiến tư vấn. Bởi đặc thù của sales là tuyến đầu trong giao tiếp với khách hàng, là nơi nhận thông tin phản hồi trực tiếp và khách quan nhất. Đó là nguồn cung cấp thông tin không thể cụ thể và hữu ích hơn cho những chủ doanh nghiệp ra quyết định. Điều thứ ba là muốn làm sales thì phải nói thật cao siêu và tỏ ra thật chuyên nghiệp, nhưng thực tế điều đó lại là điều không cần thiết nhất khi làm nghề sales vì việc cố gồng mình lên để thật chuyên nghiệp chỉ khiến sales trông thật đa cấp và không đáng tin. Hãy giản dị trong cách tiếp cận, thành thật với khách hàng và tuyệt đối không bao giờ được phép nói dối. Chia sẻ với khách hàng một câu chuyện thật về những gì sản phẩm đang có, cái đó giúp được gì cho khách hàng và thậm chí cả những gì cần được cải thiện. Chúng ta chỉ có được sự chân thành và tôn trọng nếu chúng ta dành nó cho khách hàng của mình.
Và điều cuối cùng là làm sales muốn thành công thì phải có những bí kíp riêng. Nhiều người khi dấn thân vào nghề Sales thường tham gia hết khóa học này, khóa học khác hoặc theo chân những nhân viên bán hàng giỏi nhằm học được bí kíp bán hàng. Trên thực tế, chẳng có bí kíp bán hàng nào, chỉ có công cụ và kỹ năng. Cái gọi là bí kíp thực chất là kinh nghiệm xử lý khi gặp tình huống A, B, C hoặc với khách hàng bất kỳ và nó không thể đúng với mọi tình huống. Những gì sales có ban đầu chỉ là công cụ. Phải luyện miệt mài thì nó mới thành phản xạ tự nhiên, làm như không làm lúc ấy mới gọi là kỹ năng. Tóm lại, nghề bán hàng nhìn bề ngoài đơn giản và đôi khi có vẻ hơi “rẻ tiền”, tuy nhiên đó là môi trường học tập kinh nghiệm rất tốt nếu bạn muốn trở thành nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp trong tương lai. Vì sẽ tiếp thu được rất nhiều thứ, nhưng khi bước chân vào nghề bán hàng bạn chỉ cần mang theo 2 phẩm chất: Can đảm và Kiên nhẫn. Can đảm để bỏ ngoài tai dư luận và theo đuổi hướng đi mình đã chọn, kiên nhẫn để không nản chí trước những lời từ chối dồn dập mỗi khi cơm không lành canh không ngọt.
NHẤT BRIAN- 0939.706.786