Chỉ 25% các nhà lãnh đạo thành công có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn trung bình. Vậy thành công của 75% số người còn lại đến từ đâu? Bạn chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) chính là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi người.
Rất thú vị, những người có chỉ số IQ cao thì thường EQ thấp, vi vậy ta thường thấy những người rất tài năng lại hay nằm dưới trướng những người kém IQ hơn.
Rosalie Holian là Phó Giáo sư, Khoa Kinh doanh của một trường Đại học cho biết: “Nhiều người trong chúng ta có thể “giỏi giang trong công việc” hay rất thông thạo kỹ thuật, nhưng không phải là “người thông minh” vì thiếu kỹ năng giao tiếp và kém trong ngoại giao”.
Cảm xúc có 02 loại: tích cực và tiêu cực. Để có các cảm xúc tích cực, ta có 07 nguyên lý sau:
- 1- Hiểu về thế giới riêng của đối phương
- 2- Hiểu tâm tư của đối phương
- 3- Không quay lưng với phương án của đối phương
- 4- Chủ động ảnh hưởng tới đối phương
- 5- Giải quyết mâu thuẫn theo cách thật thông minh
- 6- Thoát ra theo cách thật thông minh nếu mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm.
- 7- Liên tục tạo ra cảm xúc tích cực.
Ví dụ khi các bạn trẻ đi xin việc, trong cuốn sách của Mỹ có tên “Hạ gục nhà tuyển dụng” đã đúc kết thành công của người được tuyển dụng bao gồm: 1% thông minh + 14% bằng cấp + 85% vấn đề thái độ (EQ). Nhà tuyển dụng thường cần người phù hợp nhất chứ không phải là người tài nhất, nếu có tài mà phù hợp thì quá tốt, tuy nhiên tiêu chí phù hợp vẫn được đặt lên hàng đầu. Nhân sự tốt nhất là khi đáp ứng được sự phù hợp về: ý chí, chăm chỉ, trung thành, trung thực, kỹ năng tương tác…. Từ những sự phù hợp đó sẽ truyền đến não bộ nhà tuyển dụng những cảm xúc tích cực – trúng tuyển!
Người Nhật thành công trong việc đào tạo con người trước khi đào tạo chuyên môn, xã hội Việt Nam hiện đại cũng có xu hướng đào tạo năng lực toàn diện (Bao gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ).
Trong kinh doanh, cảm xúc là nhân tố số 1 của thành công và cũng là nhân tố giết chết thành công. Tại sao vậy? Nếu chủ doanh nghiệp đều ra quyết định dựa vào cảm xúc chắc chắn sẽ chết, mà nếu không có cảm xúc ngay từ đầu cũng sẽ chết, vì vậy người doanh nhân buộc phải học cách cân bằng giữa lý trí và cảm xúc để có thể điều hành tốt được doanh nghiệp của mình. EQ rất cần thiết để xây dựng để duy trì các mối quan hệ tốt trong công việc và đặc biệt quan trọng đối với làm việc nhóm, nhất là trong các ngành công nghiệp dịch vụ, ngành nghề chăm sóc, và giữ gìn hòa bình hay kiểm soát xã hội…Nói chung, những người có chỉ số IQ cao có khả năng học tốt các kỹ năng mới liên quan đến EQ, chủ doanh nghiệp có thể học cách làm thế nào để chú ý đến những dấu hiệu cảm xúc, sau đó là có thể hiểu và cư xử sao cho có thể giúp chính họ, giúp các đội nhóm và cả doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
Trong một doanh nghiệp, EQ là mối quan hệ của chính bạn: Quan hệ của bạn với bản thân mình (nhận thức/thích ứng), quan hệ của bạn với đồng nghiệp (sự cộng tác/phối hợp) và quan hệ của bạn với khách hàng (sự đồng cảm).
Là CEO của Tập đoàn Việt, bản thân tôi luôn chú trọng đến việc tạo nên những cảm xúc tích cực cho nhân viên, mỗi thành viên của Tập đoàn Việt – nếu có thể thành thục những kĩ năng trí tuệ cảm xúc, đều sẽ có khả năng bứt phá khỏi đám đông và xây dựng nên thành công cho mình.
_Nhất Brian_