Theo thống kê, hơn 50% startup không thể sống sót cho đến năm thứ 5. Khi lý giải nguyên nhân đằng sau thất bại của startup, thường thấy những yếu tố như: Thiếu vốn, đánh giá thấp năng lực cạnh tranh của đối thủ hoặc hiểu sai thị trường…
Vậy nguyên nhân thực sự đằng sau thất bại của startup là gì?
1. Thừa ý tưởng – thiếu chiến lược
Hầu như mọi mô hình khởi nghiệp kinh doanh phát đạt đều có xuất phát điểm là một ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, chỉ sở hữu ý tưởng không thôi là chưa đủ để đưa startup đến với thành công, bởi ý tưởng và nhiệt huyết khởi nghiệp của startup đầy tràn, song kế hoạch lâu dài lại chưa được trọn vẹn. Thế nên, việc biến ý tưởng xuất sắc ban đầu trở thành một bản kế hoạch mang tính chiến lược về lâu dài là cực kỳ quan trọng.
Trong bản kế hoạch này, các startup cần thiết phải liệt kê một cách chi tiết và rõ ràng những mục sau: Phương thức sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, đối tượng khách hàng, kế hoạch tiếp cận khách hàng, chiến lược để kinh doanh có lãi, các vấn đề về pháp lý…
Việc hoạch định chiến lược kinh doanh càng kỹ lưỡng và chi tiết bao nhiêu thì việc triển khai chiến lược đó sẽ càng bài bản bấy nhiêu.
2. Sản phẩm tệ và tiếp thị yếu kém
Tất cả mọi doanh nghiệp đều cần coi khách hàng là trung tâm, vì vậy bạn chỉ thành công nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn làm hài lòng khách hàng, việc tệ hại nhất là công ty bỏ qua nhu cầu và mong muốn của người dùng hoặc chiến lược định giá không phù hợp với thị trường.
Ngoài ra, nếu không có chiến lược marketing tốt, thiếu nỗ lực và sự đột phá trong quảng bá hình ảnh thương hiệu, bạn sẽ không tiếp cận được với khách hàng, không có khách hàng dĩ nhiên doanh nghiệp của bạn không thể tồn tại.
3. Làm việc một mình hoặc đội ngũ không phù hợp
Một sai lầm thường gặp ở các công ty khởi nghiệp là luôn cố gắng tự mình làm mọi thứ và hiểu mọi thứ thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ, họ không biết tận dụng các mối quan hệ với các nhà đầu tư hoặc các nhà cố vấn.
Cũng như vậy, một khi đã dám khởi nghiệp, ắt hẳn người doanh nhân trẻ phải có sự hiểu biết kha khá trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, dù có đa tài đến đâu đi chăng nữa, bạn cũng không thể nào thông thạo hết mọi thứ có liên quan đến công việc kinh doanh của mình. Khởi nghiệp trong thời đại số ngày nay đòi hỏi khả năng giải quyết khá nhiều vấn đề và bất kỳ ai cũng có ưu – nhược điểm, vì vậy việc người doanh nhân “tham chiến” trên mọi mặt trận chắc chắn không phải là ý tưởng hay.
Tuy nhiên điều quan trọng là đội ngũ phải phù hợp, nếu đội ngũ sáng lập thiếu sự kết nối, không thể biến ý tưởng thành sản phẩm cơ bản có giá trị thì đội ngũ này không phù hợp để khởi nghiệp
4. Thiếu bản lĩnh và ngại thay đổi
Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, đó là những thứ mà bạn phải mang lại cho chính mình bằng sự nỗ lực và chiến đấu không ngừng nghỉ. Nhiều người khởi nghiệp thất bại vì lý do: Họ không biết lao động chăm chỉ thật sự là như thế nào.
Khi gặp thất bại thuở ban đầu, họ nhanh chóng chán nản và muốn bỏ cuộc, trong khi họ không biết rằng sẽ luôn có những cơ hội mới. Điều quan trọng là họ phải đủ linh hoạt để quan sát và sẵn sàng chấp nhận thay đổi khi phát hiện ra cơ hội mới. Cơ hội này có thể là những sản phẩm bạn chưa bao giờ nghĩ tới hoặc một phân khúc thị trường mà bạn chưa từng nhắm đến.
>> Tham khảo
- Khởi nghiệp thì cần gì- những bí mật khởi nghiệp trong kinh doanh
- 4 điều startup không nên có nếu muốn tiếp cận nhà đầu tư