Bỏ việc đi khởi nghiệp: Bạn có dám không ?

Khi tinh thần khởi nghiệp đang cao trào, cũng là lúc nhiều người sẵn sàng bỏ việc làm đang ổn định với mức lương cao để thực hiện ước mơ của mình. Liệu bạn đã chuẩn bị trước tâm lý để cho cuộc sống mới, dám đối điện với thất bạn chưa?

Dám hay không dám chấp nhận thất bại?

Từ khoá khởi nghiệp hiện nay nóng hơn bao giờ hết, các start up trẻ hừng hực khí thế muốn khởi nghiệp. Đi làm bực với sếp, lương thấp, nghỉ việc để khởi nghiệp. Thậm chí, mình thích thì mình khởi nghiệp thôi!

Bạn có sợ hãi khi từ bỏ công việc hiện tại?

Bạn có sợ hãi khi từ bỏ công việc hiện tại?

Bạn có sợ hãi khi từ bỏ công việc hiện tại? Bạn sẵn sàng đối diện với những thách thức mới? Bạn đã có đủ khả năng tài chính chưa để giúp bạn trải qua giai đoạn đầu với đủ gian nan và khó khăn chưa? Bạn đã nắm vững kiến thức, đã lập kế hoạch cho việc khởi nghiệp của mình chưa?

Tôi đã đọc đâu đó về những câu chuyện khởi nghiệp có thất bại cũng có thành công còn tuỳ thuộc vào việc bạn có dám đương đầu với nó không? Như câu chuyện về Hoàng, một nhân viên IT cấp cao của 1 công ty nước ngoài đang có mức lương hơn chục triệu nhưng cũng có ý định bỏ việc để mở cửa hàng bán hàng điện máy, điện lạnh như: quạt điện, lò vi sóng, điều hoà, tủ lạnh,… Tuy nhiên, dù muốn chuyển sang bán hàng Hoàng lại chưa nắm vững những kiến thức căn bản cũng như lập kế hoạch cụ thể về kinh doanh. Thậm trí trong tay Hoàng còn chưa có vốn, và không tính đến bài toán quản lý cho các chi phí, kinh tế của cửa hàng.

Thực tế, không ít người cũng có ước mơ về khởi nghiệp như Hoàng và những bạn trẻ khác đang có một công việc ổn định nhưng muốn ra làm riêng ngày càng nhiều.

Con đường đi tới thành công nên đi nhanh chóng hay từ từ

Con đường đi tới thành công nên đi nhanh chóng hay từ từ

Phần lớn các câu hỏi vẫn luôn xoay quanh vấn đề nên hay không nên bỏ việc để khởi nghiệp. Một độc giả tên Tâm cũng đã chia sẻ “ Mình đang có thu nhập hàng tháng là 20 triệu nhưng vẫn muốn bỏ việc để chuyển sang kinh doanh quần áo. Mình đã để ra khoảng 300 triệu đồng, nhưng không có kiến thức về kinh doanh nên tính nghỉ việc để đi học thêm về lĩnh vực này”.

Anh Nguyễn Thọ Nhất – CEO của công ty Tập đoàn Việt hiện đang sở hữu 01 tập đoàn đa lĩnh vực khác nhau như: Bảo Trì, Media, Bán Lẻ, Giáo Dục và Đầu Tư. Ngoài ra anh còn là CEO điều hành cho các trung tâm Anh ngữ và các công ty sản xuất quần áo thời trang – Người đã từng khởi nghiệp thành công với ý tưởng về sửa chữa các đồ gia dụng trong gia đình cho rằng những người như Tâm chưa nên bỏ việc ngay mà hãy tìm hiểu thêm về đam mê của mình trước rồi hãy quyết định.

Anh cũng chia sẽ thêm về kinh nghiệm của những lần khởi nghiệp thất bại: Sau 4 năm anh làm việc trong công ty nhà  nước, anh đã từ bỏ và có quyết định táo bạo để ra ngoài làm cho công ty nước ngoài. Sau 3 năm từ vị trí nhân viên rồi phó phòng, trường phòng đến phó giảm đốc. Anh quyết định đột phá thêm 1 lần nữa mở công ty đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nhưng anh lại gặp thất bại năng nề, ôm nợ hàng tỷ đồng. Không dừng ở đó, anh nhờ vợ vay tiền để mở công ty về vệ sinh giúp việc rồi lại thất bại. Với anh những ngày tháng đó là khoảng thời gian đen tối nhất trong cuộc đời. Có lẽ đối với những người không dám chấp nhận thất bại thì chắc chắn sẽ từ bỏ và cũng vì sỗ nỡ quá lớn. Nhưng anh thừa nhận vấp ngã để lấy đó làm kinh nghiệm để đi đến thành công và quyết tâm làm lại. Anh đã đi vay thêm 70 triệu để thuê 1 căn chung cư để tiếp tục khởi nghiệp. Anh đã tiếp cận với Marketing online để bán hàng. Và anh đã dần dần thành công với ngành sửa chữa điều hoà, giờ đã là ngành số 1 trong lĩnh vực Bảo trì thiết bị tại Hà Nội.

Khởi nghiệp cần gì? Yếu tố nào quyết định cho vấn đề khởi nghiệp?

Khởi nghiệp cần gì? Yếu tố nào quyết định cho vấn đề khởi nghiệp?

Vậy bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi khởi nghiệp cần gì?

Trải qua bao nhiêu thất bại anh đã đúc kết cho mình những kinh nghiệm để hôm nay anh chia sẻ lại cho các bạn muốn khởi nghiệp đế tránh khỏi vết xe của mình!

  1. Phải có đủ vốn ( Vốn ở đây không phải chỉ là nguồn tiền, mà còn về kiến thức, trải nghiệm ) để chịu lỗ trong thời gian dài. Phải liết kê được các giải pháp xoay vốn nếu như nửa đường hết vốn ( Huy động như thế nào? Vay ai? Vay được không?
  2. Khi bắt tay vào một dự án mới tốt hơn hết là nên hợp tác với những người có cùng chí hướng. Phân công các đầu công việc cụ thể cho từng người.
  3. Lường trước các tình huống phát sinh liên quan đến vồn.
  4. Khảo sát kỹ các thị trường tiềm năng, cần cân nhắc các sản phẩm chưa có người bán
  5. Khi đã bắt tay vào việc kinh doanh thì phải xác định bạn sẽ phải đi vay mượn, khất nợ là chuyện rất đỗi bình thường. Xác định tâm lý trước để tránh sốc khi gặp phải tình trạng như vậy.
  6. Cần phải có kế hoạch quản lý chi tiêu và thường xuyên kiểm tra xem còn bao nhiêu vốn. Với số vốn đó thì sẽ chịu được bao lâu
  7. Hãy viết ra từng giai đoạn, từng khoản mục cần chi tiêu.

Đấy là những chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của anh Nguyễn Thọ Nhất. Ngày mai thức dậy bạn hãy vẫn chiến đấu với ý tưởng, hoài bão của mình nếu bạn thấy tự tin và dám đương đầu với thất bạn. Mình hi vọng bài viết này sẽ hữu ý với những bạn có ý định khởi nghiệp hoặc những start up đang gặp khó khăn.

Chúc các bạn thành công!