Cách mạng công nghệ 4.0 được nhắc đi nhắc lại trên toàn cầu nhưng không phải ai cũng hiểu và nắm bắt được hết. Nó đem lại những cơ hội và thách thức nào ? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây :
1.Cách mạng công nghệ 4.0 là gì ?
Trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì đã có 3 cuộc cách mạng khác diễn ra. Đó là cuộc cách mạng 1.0 khi loài người phát minh ra máy hơi nước vào năm 1784. Cuộc cách mạng 2.0 khi nhân loại phát minh ra máy cơ điện vào năm 1870. Cuộc cách mạng 3.0 khi bóng bán dẫn và điện tử ra đời vào năm 1969.
Và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được nhen nhóm từ những năm 2000. Chính là cuộc cách mạng về công nghệ số và Internet, đưa thế giới sang một trang sử khác. Đến năm 2013, thuật ngữ “công nghiệp 4.0” mới chính thức được xuất hiện trong báo cáo của Đức về chiến lược công nghệ cao. Cho đến nay, cuộc cách mạng này đã lan ra khắp thế giới và trở thành một xu thế tất yếu trong các lĩnh vực..
Công nghệ 4.0 được xây dựng trên nền tảng cách mạng số, sự phổ biến của các công nghệ. Như vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây. Công nghệ 4.0 đang xóa nhòa mọi ranh giới và giúp con người sản phẩm và máy móc tự kết nối với nhau, giao tiếp với nhau.
2.Cơ hội
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như mở ra một kỉ nguyên mới với những cơ hội tích cực.
Đối với hoạt động sản xuất , công nghệ 4.0 có sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất. Đem đến sự thay đổi lớn trong cách nghiên cứu phát triển sản xuất, phương thức sản xuất, năng suất, vận chuyển, dịch vụ khách hàng… Sử dụng công nghệ 4.0, con người có thể điều khiển quy trình ngay tại nhà mà vẫn bao quát được mọi hoạt động của nhà máy.
Đối với hoạt động thương mại, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển và giao dịch. Năng suất và lợi nhuận thu về cũng sẽ cao hơn.
Đối với giáo dục công nghệ 4.0 có thể thay đổi hoàn toàn diện mạo của nền giáo dục. Thông qua mạng lưới Internet, con người có thể học mọi thứ, ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời gian nào. Ứng dụng của công nghệ 4.0 vào giảng dạy các bài học sinh động cũng được đánh giá cao. Biết đâu trong tương lai, con người sẽ không cần phải đến trường nữa.
Sức mạnh công nghệ giúp chính phủ tăng cường quyền kiểm soát và cải tiến hệ thống quản lý xã hội sao cho đơn giản và thuận tiện nhất. Việc đi sau và thừa hưởng những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 giúp Việt Nam tiết kiệm được thời gian để tập trung phát triển những thành tựu đó một cách hiệu quả nhất. Cuộc cách mạng này cũng mang tới nhiều cơ hội hội nhập, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mà chúng ta phải đối mặt.
3.Thách thức
Cách mạng công nghệ 4.0 đang đặt nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế. Khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn. Chính phủ,doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần phải nhận thức được. Bên cạnh đó sẵn sàng thay đổi chiến lược phù hợp cho việc phát triển công – nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế.
Việt Nam cần tận dụng những sức mạnh sẵn có và nắm lấy cơ hội để tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều này, cần hình thành một tầm nhìn toàn diện. Thống nhất mang tính toàn cầu về cách thức công nghệ tác động tới cuộc sống cũng như định hình lại môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam.