Kỹ năng lập kế hoạch – “Xương sống” của thành công

Không ai có thể “tự nhiên thành công” cả, tất cả đều phải có kế hoạch và mục tiêu. Mỗi thành công của một người đều phải đánh đổi bằng rất nhiều thời gian, công sức, trải qua từng bước nhỏ một. Trong đó, lập kế hoạch là bước đầu tiên và kỹ năng lập kế hoạch là kỹ năng đầu tiên người thành công phải có.

85% thành công của một người là do kỹ năng mềm quyết định. Thế nhưng đáng buồn là hầu hết các bạn trẻ Việt Nam đều không có. Một thực tế khác là nhà trường gần như không dạy những kỹ năng này; còn các bạn thì không chịu tự học. Đó là lí do vì sao mỗi năm đều có một con số đáng báo động về thất nghiệp trong khi các doanh nghiệp như chúng tôi luôn thiếu người làm được việc.

Vì thế dù là để phục vụ công việc hay những yêu cầu trong cuộc sống cá nhân; bạn đều cần kỹ năng lập kế hoạch. Tôi sẽ hướng dẫn bạn qua bài viết này và tôi tin các bạn sẽ làm chủ hoàn toàn thành công của mình.

1. Xác định mục tiêu cụ thể

Chắc chắn đây phải là bước đầu tiên. Muốn lập kế hoạch thì bạn phải biết mình lập kế hoạch cho cái gì, để làm gì chứ không thể nói lí thuyết chung chung được. Vì vậy đầu tiên hãy lấy giấy bút ra và ghi mục tiêu bạn muốn thực hiện bây giờ. Đó có thể là mở một quán cafe của mình trong một năm tới hay giảm 5kg trong một tháng tiếp theo.

Xác định mục tiêu là bước đầu tiên của cả kế hoạch. Vì vậy nếu bạn làm sai ngay từ bước này thì mọi công sức của bạn ở phía sau đều là vô nghĩa. Một mục tiêu có thể thành hiện thực cần xét đến khả năng của người thực hiện và tính thực tế của mục tiêu đó.

kỹ năng lập kế hoạch cần gì
Không thể thiếu kỹ năng lập kế hoạch nếu bạn muốn thành công

Vậy như thế nào là một mục tiêu đúng?

Bạn nên đặt ra cho mình những mục tiêu vừa sức, tương ứng với khả năng của bản thân. Ví dụ bạn đang có học lực 6 điểm ở môn tiếng anh? Vậy mục tiêu vừa sức với bạn là lên 7 điểm trong tháng tới chứ không phải 10 điểm. Bạn phải tự biết đánh giá mục tiêu đó so với năng lực của mình. Nếu không ngại chia sẻ vấn đề, bạn có thể hỏi ý kiến của gia đình hay của bạn bè thân để nghe được ý kiến khách quan thay vì suy nghĩ chủ quan của mình.

Tương tự với mục tiêu vừa sức, mục tiêu phải thực tế mới có khả năng thành hiện thực. Giảm 25kg trong một tháng chính là ví dụ điển hình về mục tiêu không thực tế. Đáng nói là rất nhiều người đặt mục tiêu “ảo tưởng” như vậy. Bằng chứng là những bài báo giật tít như thế luôn có lượng truy cập cao, đánh lừa thành công niềm tin của người đọc.

Hãy nhìn lại mục tiêu mà bạn đã viết trên giấy xem chúng chuẩn đến đâu, đã đáp ứng đủ các yêu cầu chưa. Các mục tiêu chỉ có thể thành hiện thực khi nó chuẩn. Kỹ năng lập kế hoạch cũng chỉ phát huy trước một mục tiêu đúng!

2. Xác định các bước đệm

Đạt mục tiêu cũng giống như bạn lên bậc thang vậy, muốn lên bậc trên cùng phải đi qua những bậc dưới trước. Bạn cần xác định những bước đệm để đạt được mục tiêu cao nhất của mình. Cũng như mục tiêu, những bước đệm này cũng phải có quy chuẩn hợp lí để bạn có thể thực hiện được.

Bước đệm tốt là từng bước đó phải đo lường được và có thời hạn cụ thể. Đo lường được tức là quy chuẩn để xác định tính thành công hay thất bại của một mục tiêu. Sau đó bạn phải đặt hạn cho từng bước đệm. Dĩ nhiên là một cái hạn hợp lí chứ không phải một cái hạn “hoang tưởng” như những ví dụ tôi nói ở trên. Nếu không đặt hạn, bạn hãy tin tôi đi, mục tiêu hay bước đệm đều sẽ chỉ nằm trên giấy. Chúng sẽ không có cơ hội thành công bởi sự trì hoãn của bạn.

Ví dụ mục tiêu là thay đổi lối sống lành mạnh hơn trong một tháng. Vậy các bước đệm là thay đổi từng thói quen xấu, thành lập thói quen tốt và điều chỉnh sở thích cá nhân. Mỗi bước đệm lớn này lại chia thành những bước đệm nhỏ hơn như từng thói quen cần thay đổi như thế nào. Sau đó đặt hạn để bạn phải thay đổi được. Đối với thói quen, một cái hạn hợp lí là một tháng. Trong một tháng đó bạn cần thay đổi theo kiểu chuyển dịch nhỏ thì mới thành công. Đây chính là kỹ năng lập kế hoạch.

Kỹ năng lập kế hoạch trong công việc
Kỹ năng lập kế hoạch càng trở nên cần thiết hơn khi áp dụng vào công việc

3. Thực hiện kế hoạch

Nếu các bước ở bên trên bạn đều đã làm rất tốt, trải được bản kế hoạch ra trước mắt nhưng mang nó cất trong tủ thì nó chỉ cũ đi theo thời gian chứ không thành công hay thành quả gì được. Bạn phải luôn mang theo nó, giữ nó và mở ra check hằng ngày để kiểm soát tiến độ.

Mọi kĩ năng, mọi kiến thức bạn đều có thể học được. Duy chỉ có chính bản thân bạn bắt tay vào làm thì không có phương pháp nào ngoại trừ chính bạn cả. Bạn phải là người tự nâng cao sức mạnh ý chí và bắt tay vào thực hiện, kiểm soát từng mục tiêu.

Những bí quyết cho bước này chỉ là những gì bạn đã nghe rất nhiều trước đây. Nhưng, không cái gì không có tác dụng mà lại được nhắc đến nhiều lần cả. Một lần nữa tôi phải nói lại chúng, đó là sự kiên trì, quyết tâm để làm và làm đúng deadline (hạn chót).

Một lưu ý nữa là bạn cần phải biết linh hoạt trong kế hoạch của mình. Ví dụ bước đệm của bạn là lấy thời trang mùa đông để bán dịp Tết nhưng gần Tết lại nghe được dự báo Tết sẽ nắng to. Vậy, bước đệm nên được chuyển đổi thành thời trang xuân hè mỏng nhẹ. VÌ lí do này nên tôi khuyên các bạn chỉ nên lập bước đệm nhỏ theo tuần thôi. Mục tiêu cứ để theo năm, theo tháng tùy mong muốn của bạn.

Đây cũng là những gì bạn cần cho bước thứ 3 của kỹ năng lập kế hoạch.

4. Nội dung bản kế hoạch theo tuần

Vậy một bản kế hoạch theo tuần thì gồm những gì? Nó sẽ bao gồm những mục chính sau đây. Kế hoạch có thể dài hay ngắn hơn tùy vào  Ở đây tôi sẽ lập bảng kế hoạch theo tuần cho ví dụ về mục tiêu thay đổi lối sống để sống lành mạnh hơn.

Công việc Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật
Dậy lúc 6h sáng
Uống 1 lít nước 1 ngày
Tự nấu ăn 3 bữa theo lối sống eatclean
Tập thể dục 30 phút 1 ngày
Đọc sách 30 phút mỗi ngày
Nắm kiến thức cơ bản về marketing
Ngủ lúc 23h
Note

Đây là bảng kế hoạch cơ bản theo tuần, mọi thứ đã rõ ràng và bạn chỉ cần làm theo. Bạn phải kiểm tra hàng ngày và tick vào ô tương ứng với công việc của ngày hôm đấy. Phần note là để bạn ghi những lưu ý đặc biệt và tình huống bất ngờ trong ngày.

Lưu ý:

Tùy vào mục tiêu của bạn để bạn tự lập cho mình những kế hoạch khác nhau. Bảng kế hoạch tôi lập là cho tuần đầu tiên, khi bạn đang thức dậy hàng ngày lúc 6h30, ít khi nấu ăn,… Tức là bạn đã có nền sẵn và muốn cải thiện hơn nữa. Những tuần tiếp theo khi bạn đã thực hiện được 100% theo kế hoạch này; hãy nâng thử thách cao hơn, như dậy lúc 5h, tập thể dục 45 phút,…

Lập kế hoạch là bước đầu tiên cần có cho mọi mục tiêu. Hãy học nó trước, nắm chắc và thành thạo để làm chủ mọi mục tiêu của bạn.

>> Xem thêm: