Khởi nghiệp thì cần gì? – Những bí mật khởi nghiệp trong kinh doanh

Tôi cứ luôn cân nhắc và đắn đo mỗi khi viết một bài viết mới bởi tôi muốn tôi không chỉ kết nối với các bạn thông qua những website, fanpage mà còn chia sẻ với các bạn về những điều hữu ích mà tôi biết.

Tôi đắn đo từng câu chữ để có thể viết ra những gì tốt nhất, phù hợp nhất và có ích nhất với các bạn. Với khởi nghiệp, tôi nghĩ đây là khoảng thời gian phù hợp nhất để viết. Khi chưa có thành tựu và đang loay hoay khởi nghiệp, tôi chẳng đủ kinh nghiệm để cho các bạn lời khuyên. Còn những vị tỷ phú đã quá thành công thì lại bận quá, chẳng có thời gian viết cho các bạn, cũng đã quên đi rất nhiều cảm xúc lúc mới khởi nghiệp. Tôi vẫn tin là không một ai hiểu cảm giác của một người khởi nghiệp bằng những người đang và đã đi qua những cảm xúc ấy chưa lâu, mà tôi thì chưa quá thành công nhưng cũng có những thành tựu nhất định để chia sẻ cho các bạn. Dưới đây là những điều tôi đúc kết được để có thể khởi nghiệp thành công.

>>> Đọc thêm: Bỏ việc đi khởi nghiệp, bạn có dám không?

Không ai khởi nghiệp mà thành công ngay từ những lần đầu tiên
Không ai khởi nghiệp mà thành công ngay từ những lần đầu tiên

1. Xác định tâm lý sẽ thất bại.

Đầu tiên chính là bạn phải chuẩn bị tâm lí bạn có thể sẽ thất bại. Cho đến giờ không một ai khởi nghiệp thành công ngay từ lần đầu tiên mà họ đều phải có những lần gặp thất bại trước, thậm chí là trên dưới chục lần trước khi thành đại gia thực sự. Giống như muốn cưới một cô gái, bạn phải gặp mẹ cô ấy trước thì trước khi thành công, bạn cũng phải gặp “mẹ của thành công” chính là thất bại. Nhưng sau khi thất bại, không ai là không học được bài học nào đó cả, và đó cũng chính là kinh nghiệm, “Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách” là tên của một quyển sách rất nổi tiếng của HuynDai. Bản thân tôi cũng thất bại 2,3 lần trước khi có được những thành tựu ngày hôm nay, nhờ những thất bại ấy mà tôi có thêm kinh nghiệm để thành công hơn trong những lần tiếp theo.

2. Cần có một yếu tố duy nhất

Cũng giống như mọi ngành nghề đều cần có năng khiếu thì để trở thành doanh nhân, để khởi nghiêp thành công thì bạn cần một yếu tố duy nhất là yêu thích giải quyết vấn đề. Không phải khả năng lãnh đạo nư bạn vẫn nghe ở ngoài kia hay trên các trang báo mà đó là giải quyết vấn đề. Lúc mới bắt đầu của bất kì việc gì cũng là lúc khó khăn nhất, khởi nghiệp lại càng khó khăn, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh dù bạn đã chuẩn bị kĩ lưỡng. Lúc này nếu bạn không có khả năng giải quyết vấn đề tốt, bạn sẽ không thể xử lý các tình huống để tiếp tục đường đua khởi nghiệp. Hơn nữa khi bạn nắm rõ được các vấn đề đang xảy ra, bạn sẽ biết phân việc để mọi người xử lí công việc.

3. Xác định hình ảnh bạn muốn trở thành

Bạn phải xác định rõ ràng mình muốn trở thành ai? Khi bắt đầu khởi nghiệp, khao khát thành công của ai cũng sẽ rất lớn, nhất là tâm lí không muốn thua lỗ để phải xấu hổ với gia đình và bạn bè nên nhiều người mắc vào những cạm bẫy. Bạn cần phải luôn đủ tỉnh táo và khôn ngoan, phải xác định rằng bạn muốn là một doanh nhân, mọt cụm từ có chữ “nhân” gắn liền ở đằng sau chứ không phải chỉ là làm giàu. Bạn là doanh nhân thì làm giàu bằng mọi cách chính đáng chứ không phải là làm giàu bằng mọi giá.

Doanh nhân kiếm tiền bằng mọi cách chứ không phải mọi giá
Doanh nhân kiếm tiền bằng mọi cách chứ không phải mọi giá

4. Ý chí và quyết tâm

Đây là hai yếu tố cần thiết và mang lại thành công trong tất cả các công việc, dĩ nhiên bao gồm cả khởi nghiệp. Bạn cần có một ý chí thép và độ chây ì nhất định trước những lời nói xung quanh. Việc của bạn là làm những gì mình nghĩ và bắt đầu nó ngay hôm nay. Khởi nghiệp khác với khi bắt đầu một công việc khác ở chỗ nó luôn luôn thiếu, làm ít thiếu ít, làm nhiều thiếu nhiều nên muốn tắm nước lạnh thì phải dội nước vào chân mình trước đã, nên đừng chờ gì mà hãy làm luôn đi.

Gia đình Việt Nam luôn có xu hướng muốn con “ổn định”, không muốn mạo hiểm để phải ôm nợ vào người, những người xung quanh thì chê cười nếu bạn khởi nghiệp lần đầu thất bại. Vì thế bạn cũng cần phải chuẩn bị tinh thần cho bố mẹ rằng không có thành tựu lâu dài nào đạt được ngay lập tức, nếu không thể thuyết phục thì bạn nên giấu bố mẹ và quyết tâm thực hiện để chứng minh, tránh bị sự lo sợ của bố mẹ ảnh hưởng đến quyết tâm của bạn.

>>> Xem thêm: Đi tìm nguyên nhân đằng sau thất bại của các startup

5. Luôn học hỏi

Nếu cứ quyết tâm và chây ì dù không hiểu biết gì, cũng không chịu học hỏi thì chính xác là bạn đang tìm cách phá sản nhanh nhất. Trước khi khởi nghiệp, bạn cần nắm rõ xu hướng chung của nền kinh tế thế giới ở hiện tại và trong vài năm nữa, phải hiểu nhu cầu của khách hàng và luôn học hỏi từ những người đi trước kết hợp với ý tưởng riêng của bản thân. Đó là cách để bạn đi theo lối riêng, khác biệt chứ không phải dị biệt.