Xem Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, thật thú vị là từ đó ta có thể rút ra bài học để đạt được thành công trong kinh doanh: hãy khởi nghiệp như Lưu Bị, dùng người xem Tào Tháo và phát triển học Tôn Quyền.
1. Khởi nghiệp học Lưu Bị:
Vốn liếng chỉ có hai bàn tay trắng nhưng Lưu Bị vẫn có thể thành lập nên Thục Hán là nhờ 2 yếu tố quan trọng này:
- Sở hữu nhóm thuộc cấp đáng tin cậy: Lưu Bị có 5 danh tướng nổi tiếng được xưng tụng là “Ngũ hổ tướng”, dù đối mặt với rất nhiều trận chiến, họ vẫn quyết tâm trung thành với Lưu Bị mà không ngừng vào sinh ra tử.
- Là người giỏi về hợp tác: Trước kia khi còn chưa có gì trong tay, Lưu Bị quyết định tới nương nhờ Trung lang tướng Công Tôn Toản. Nhờ Công Tôn Toản dâng biểu tiến cử, Lưu Bị mới có cơ hội lập được nhiều chiến công, được thăng lên làm Bình Nguyên tướng và có quân đội riêng của mình. Sau này, Lưu Bị hợp tác với Lữ Bố, rồi bắt tay cùng Tào Tháo để diệt trừ Lữ Bố, giải quyết được một mối họa lớn trong lòng. Có thể nói, sự hợp tác đã mang đến cho Lưu Bị cơ hội phát triển, mở rộng các mối quan hệ, tạo ra nguồn lực phong phú để xây dựng nên Thục Hán hùng mạnh.
Trong kinh doanh cũng vậy, việc sở hữu đội ngũ nhân viên cốt cán chính là nền tảng quan trọng để khởi nghiệp, bên cạnh đó nếu không biết cách hợp tác và mở rộng các mối quan hệ thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ không đủ lực để tồn tại và phát triển.
>>> Xem thêm: Nguyên tắc kinh doanh của những ông “trùm” tập đoàn lớn
2. Quản lý học Tào Tháo:
- Tào Tháo là bậc thầy trong nghệ thuật dùng người: Vì yêu chuộng hiền tài nên dưới trướng của ông luôn có rất nhiều nhân sĩ đa mưu túc trí. Cái đại tài của Tào Tháo là khả năng sắp xếp hợp lý để mỗi người trong số họ đều được phát huy trọn vẹn tài năng, tiềm lực của mình. Triết lý của Tào Tháo: dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng.
- Cải thiện hệ thống: Các sử học gia đánh giá cao hàng loạt cơ chế chính trị, luật pháp… của Ngụy quốc trong thời kỳ Tào Tháo quản lý. Ông quan niệm “duy tài thị cử” (Không cần quan tâm xuất thân hay tầng lớp như thế nào, chỉ cần có tài đều được tiến cử), nhờ vậy ông đã thu hút về Ngụy quốc vô số hiền tài.
Việc quản lý và dùng người là tối quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp, ta có thể học tập từ chế độ khoa cử và tuyển chọn như Tào Tháo để thu hút người tài về cho doanh nghiệp của mình, cũng như việc ban hành những cơ chế hợp lý để quản lý nhân viên, giúp họ phát huy trọn vẹn khả năng đúng lúc đúng chỗ cho lợi ích của tổ chức.
>>> Tham khảo: Tầm quan trọng của đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp